Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy được bao nhiêu năm, bao nhiêu học
sinh. Đó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm
làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức,
cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh
và phụ huynh.
Trong
thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiên nay, kênh truyền thông đã tạo
điều kiện cho sinh viên lựa chọn công việc phù hợp để kiếm thu nhập thật phong
phú. Để phục vụ cho việc chi tiêu của bản thân và phụ giúp gia đình, nhiều sinh
viên đã chọn công việc nghề gia sư để làm thêm ngoài giờ học của mình. Cũng không ít sinh viên rất là
tâm huyết với nghề và đầu tư thời gian tương đối cho nên thu nhập rất khá so
với các sinh viên làm nghề như phụ các quán ăn, quán cà phê, .v. v
Việc quảng cáo chào mời dạy thêm học thêm rất nhiều trên mạng. Các em học sinh
và các bậc phụ huynh có vô vàn cách lựa chọn. Nhưng điều họ quan tâm đầu tiên ở
các gia sư chính là kinh nghiệm dạy, ôn thi. Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy
được bao nhiêu năm, bao nhiêu học sinh. Đó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm
làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc,
cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách
để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.
Nghề gia sư - cái tâm và lòng tự trọng
Trong
quá trình làm gia sư, ban đầu chỉ vì mục đích kiếm tiền nhưng sau đó công việc nghề gia sư đã làm cho các bạn sinh viên có sự cảm nhận tâm
huyết với ngành giáo dục một cách thật sự, nhất là những lúc con em phụ
huynh có chiều hướng phát triển tiến bộ rõ rệt. Chính từ công việc này đã làm
cho các bạn sinh viên trang bị được cho mình những kinh nghiệm làm gia sư quý
báu nhất, và nhận được nhiều sự tín nhiệm, yêu quý từ học trò và các bậc
phụ huynh.
Buổi đầu tiên làm gia sư
Kinh
nghiệm làm gia sư buổi đầu tiên là vô cùng quan trọng, nó như chìa khóa mở rộng
lòng tin của học sinh cũng như các bậc phụ huynh vậy. Trong buổi đầu tiên này,
kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn:
Nên
trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa
học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai.
Nên
có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm bắt được trình độ, ưu nhược điểm
của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh.
Nên
dành 10-15 phút trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ
những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn,
ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn thân
thiết của học trò mình.
Với những học sinh bướng bỉnh, khó bảo và lười học
Kinh
nghiệm làm gia sư, gia sư không nên quá khắt khe, rạch ròi đúng sai, quá coi
nặng địa vị của người thầy trong quá trình dạy những học trò nghịch ngợm
nói riêng và học trò nói chung. Gia sư nên tâm lý, gần gũi và lắng nghe những ý
kiến cởi mở và bày tỏ tâm tình của học trò mình.
Đừng
quá khô khan như một thầy giáo hay cô giáo đứng trên bục giảng mà hàng ngày các
em đã quá nhàm chán thì hãy dành chút thời gian cuối buổi học để cùng chơi với
học sinh một trò chơi, cá cược, hay kể một câu chuyện cười, bàn luận về một tin
tức, một hiện tượng của lứa tuổi các em….
Khi
học trò đã có thiện cảm với mình rồi thì gia sư nói gì trò cũng nghe. Những lúc
này gia sư thoả mái truyền đạt kiến thức bài giảng cũng như những kỹ năng mềm
cần thiết cho học trò, không dừng lại ở đó gia sư còn tha hồ truyền cả niềm đam
mê phấn khích khí thế học tập sôi nổi, say sưa.
Tạo lòng tin yêu, thiện cảm với phụ huynh học sinh.
Kinh
nghiệm làm nghề gia sư, khuyên bạn không những trước
mặt các bậc phụ huynh mà trước những học trò của mình phải có một tác phong làm
việc chuẩn mực và chuyên nghiệp từ lời ăn tiếng nói. Bạn phải ăn mặc gọn gàng,
đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn
thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, luôn cau
có, khó đăm đăm sẽ làm cho học trò thấy khó chịu. Tác phong sư phạm ở đây bao
gồm cả lời nói, cách đi đứng, điệu bộ, thái độ, cử chỉ…
Một
kinh nghiệm làm gia sư hay nữa giúp tạo thiện cảm cho những bậc phụ huynh là
gia sư nên chăm chỉ đi sớm về muộn, hoặc ít nhất cũng nên đúng giờ. Kinh nghiệm
làm gia sư cho bạn biết là bạn chỉ cần tới dạy đúng giờ và về muộn 5 phút thôi
cũng đủ để các bậc phụ huynh có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn.
Vào
những ngày định kỳ trong tháng, hãy dành thời gian trao đổi một chút với các
bậc phụ huynh về việc học của con em họ, bạn phải cho họ thấy sự tiến bộ, điểm
yếu còn tồn tại và hướng giải quyết của bạn. Bạn phải luôn chứng tỏ rằng bạn là
gia sư biết cách làm cho con em họ thay đổi và tiến bộ hơn.
Để
trở thành một gia sư chuyên nghiệp thì việc trau dồi bản thân, tích lũy kinh
nghiệm làm gia sư là vô cùng quý giá. Thông qua những kinh nghiệm đối với nghề gia sư nêu trên, mong bạn sinh viên ngày càng hoàn thiện
mình để trở thành một gia sư giỏi không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng.
Chúc
các bạn thành công.
-------------------------------------------------------------------------------